1. Thầy giáo Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Sinh năm 1984, thầyNguyễn Hoàng Khắc Hiếuhiện là Thạc sĩ Tâm lý học, giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư Phạm TP.HCM. Với những bài giảng hóm hỉnh, gần gũi về chuyên đề kĩ năng sống, giáo dục giới tính tại trường học cũng như những clip "tháo gỡ chuyện khó đỡ" của thầy được lan truyền trên mạng khiến thầy đang trở thành một hiện tượng “nổi như cồn” không chỉ trong ngành giáo dục mà thầy còn trở thành thần tượng của hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước.
Đặc biệt, thầy Hiếu còn sở hữu gương mặt trẻ trung, tươi sáng, nụ cười cực baby như diễn viên Hàn Quốc làm cho các teen thêm “phát cuồng”.
Facebook "khủng" của thầy Hiếu
Chỉ cần vào Facebook, search từ khóa “Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu”, các ấy sẽ nhanh chóng tìm thấy fanpage vô cùng hoành tráng của Thầy với gần 130.000 người thích và hơn 15.000 người đang nói về chủ đề này. Những bài viết, lời giảng của thầy được đăng trên Facebook luôn được cộng đồng mạng đón nhận và ủng hộ. “Hội tê liệt hoàn toàn trước thầy Khắc Hiếu” cũng đang hoạt động rất “hoành tráng” để tỏ lòng yêu mến với thầy Hiếu.
2. Thầy hiệu trưởng “tuyệt vời ông mặt trời”
ThầyLâm Triều Nghi- hiệu trưởng mới của THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM với những đổi mới trong quy định học tập mà lợi ích nghiêng hoàn toàn về phía học sinh khiến cho các bạn trong trường tôn thầy là “ông mặt trời”.
Đầu tiên là việc cắt giảm giờ học. Bình thường thì một tuần học sinh phải học 50 tiết chính khóa, từ thứ 2 đến thứ 7, nhưng thầy đã rất tâm lí khi giảm tải 5 tiết học vào ngày thứ Bảy và thay vào đó sẽ là thời gian cho các hoạt động ngoại khóa cực kỳ thoải mái. Tiếp sau đó là việc miễn tập thể dục giữa giờ cho học sinh toàn trường...
Thầy Lâm Triều Nghi (trái)
Hay từ những hành động đơn giản của thầy tại trường học như khi có bạn học sinh nào đó chào thầy, thầy sẽ đáp lại bằng một cái cúi chào rất lịch sự, đính kèm một nụ cười tươi rói, dù là lúc đó thầy bận bịu túi bụi đến đâu. Chỉ một cử chỉ nhỏ nhưng học trò thích lắm khi cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng của thầy dành cho trò.
Thầy Lâm Triều Nghi luôn tôn trọng, lắng nghe học trò và từ khi thầy làm hiệu trưởng thì mỗi ngày đi học của các bạn học sinh trường này trở nên vui vẻ và hiệu quả.
3. Thầy hiệu trưởng ủng hộ học sinh nhuộm tóc
“Bản thân tôi thấy rằng, việc học sinh nhuộm tóc hay dùng điện thoại di động không có gì là xấu cả. Nếu xấu thì nó đã không được cả xã hội sử dụng, tôi thấy những người nổi tiếng, thậm chí cả các giáo viên, các nhà lãnh đạo cũng nhuộm tóc và dùng điện thoại”, thầyBùi Thành Đông- Hiệu trưởng của trường THPT Thanh Miện 1 (Hải Dương) trong buổi trao đổi với giáo viên, học sinh của trường đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm về việc học sinh nhuộm tóc và dùng điện thoại.
Thầy có lẽ là một trong số rất ít những Hiệu trưởng đồng ý cho học sinh của mình được thoải mái trong việc nhuộm tóc, sử dụng điện thoại… Những quan điểm cởi mở của thầy Đông trong việc rèn giũa, giáo dục học sinh giúp cho thầy trở thành một “thần tượng” của rất nhiều bạn trẻ. Các bạn đều đồng loạt nhận xét rằng thầy thật dễ thương và tâm lý.
Thầy Bùi Thành Đông trong một lần phát biểu
Với câu hỏi: Học sinh có được nhuộm tóc hay không? Thầy trả lời rằng: “Nhuộm tóc là đẹp, không đẹp thì làm sao nó được du nhập vào Việt Nam, không đẹp thì làm sao mà các diễn viên, ca sĩ cũng nhuộm? Nhuộm tóc là tiếp cận với văn minh của thế giới. Thầy tán thành việc nhuộm tóc! Đó là cách làm đẹp! Con gái lớp 11, lớp 12 rồi cũng phải để cho các em làm đẹp. Nhưng khi đi nhuộm thì nhớ hỏi người nhuộm tóc là “Em đang là học sinh lớp 11, 12 thì nhuộm màu nào cho hợp, cho đẹp?” để người ta tư vấn cho. Nhuộm xong thì phải để cho người ta nhìn, 10 người thì 9 người khen “Ừ, nhuộm màu này cũng đẹp đấy!”. Con trai cũng thế, nhuộm một vài chỗ hay nhuộm cả đầu đều được nhưng đừng rực rỡ, sặc sỡ màu mè quá!”
Tuy nhiên, là học sinh thì cần phải có chừng mực hơn. Các em có quyền nhuộm tóc bởi đó là nhu cầu làm đẹp của các em, nhưng đừng nhuộm màu nào rực rỡ quá, sặc sỡ quá, nhuộm phải để cho người ta khen là đẹp, là hợp! Dùng điện thoại cũng không thể cấm các em được, vì nó là phương tiện liên lạc với gia đình, bạn bè, là thứ mà các em dùng để giải trí sau giờ học. Tuy nhiên, tôi chỉ cho phép các em dùng ngoài giờ thôi, còn 45 phút trong tiết học thì bắt buộc các em phải tắt nguồn hoặc để im lặng.”
Còn với câu hỏi: Học sinh có được sử dụng điện thoại? Thầy Đông cũng trả lời hết sức hóm hỉnh: “Bây giờ bảo là cấm các em dùng điện thoại cũng không được! Điện thoại thể hiện văn minh, văn hóa của nhân loại, nhưng không được dùng trong giờ học. Còn ngoài giờ thì được dùng, được nhắn tin, nhưng đừng yêu quá sớm. Yêu mà học giỏi thì hãy yêu, yêu mà học kém thì Stop!”
4. Hiệu trưởng nhường lương cho sinh viên nghèo
Nhà giáo ưu túHuỳnh Thế Cuộc, nguyên Hiệu trưởng và là người sáng lập ra trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT). Cùng với bao thế hệ giáo viên, ông đã xây dựng trường trở thành một trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học có uy tín.
Hiện nay, thầy Huỳnh Thế Cuộc đã thôi chức hiệu trưởng, chỉ còn giữ chức Bí thư Đảng ủy của HUFLIT. Mặc dù vậy, ở tuổi 81, thầy vẫn luôn trăn trở rất nhiều về những sự lạc hậu của nền giáo dục hiện nay. Thầy luôn băn khoăn nhiều về năng lực ngoại ngữ và tin học, hai yếu tố để mở cánh cửa hội nhập với thế giới của sinh viên Việt Nam. Thầy cũng luôn quan tâm đến đời sống sinh viên, đặc biệt là các bạn nghèo khó. Để trợ giúp cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của trường, thầy luôn giành toàn bộ tiền lương giáo viên của mình ủng hộ.
Gương mặt phúc hậu của thầy Huỳnh Thế Cuộc
Tới nay, thầy giáo Huỳnh Thế Cuộc luôn được sinh viên trong trường nhắc đến với tất cả sự trân trọng, bởi tâm huyết và tình yêu của ông với nghề.
Xem thêm: làm sao để chọn được iphone xịn
Nguồn: tiin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét