Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT được tính từ ngày đóng BHYT - Ảnh minh họa
Trong khoảng thời gian đó con ông Thịnh bị bệnh, ông Thịnh hỏi nhà trường thì nhận được trả lời: “Chỉ cần mang thẻ BHYT cũ và biên lai thu tiền BHYT mới là được khám chữa bệnh theo đúng chính sách BHYT”. Nhưng khi tới bệnh viện các y bác sĩ thông báo: “Không có thẻ BHYT mới thì không thể KCB theo diện BHYT được, mà phải KCB dịch vụ”.
Sau khi con ông Thịnh khám chữa bệnh dịch vụ về thì đã nhận được thẻ BHYT và có đầy đủ giấy tờ khám chữa bệnh.
Ông Thịnh đề nghị được giải đáp: Trường hợp của con ông có được quỹ BHYT chi trả lại số tiền khám chữa bệnh dịch vụ không? Nếu được, gia đình ông cần cung cấp những giấy tờ gì và gửi tới cơ quan nào để được giải quyết?
Vấn đề ông Thịnh hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Mục 5 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau: “Người có trách nhiệm tham gia BHYT và người tự nguyện tham gia BHYT đóng liên tục từ lần thứ hai trở đi theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội: thời hạn sử dụng ghi trên thẻ từ ngày đóng BHYT”.
Cũng theo quy định này, thẻ BHYT được cấp mới “không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Như vậy, nếu thẻ BHYT của con ông Thịnh hết hạn vào tháng 9/2012 (chúng tôi không rõ hết hạn tại thời điểm nào của tháng 9), ngày 6/9/2012 cháu đã đóng tiền BHYT cho nhà trường và đã chuyển nộp cho cơ quan BHXH thì thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng liên tục kể từ ngày thẻ BHYT cũ của con ông hết hạn.
Trong thời gian đã đóng tiền BHYT nhưng chưa được cấp thẻ BHYT, nếu con ông Thịnh bị bệnh, phải đi KCB thì ông có thể liên hệ với nhà trường đề nghị giới thiệu đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được cấp thẻ BHYT trước.
Trường hợp con ông Thịnh đi KCB mà vẫn chưa có thẻ BHYT như ông trình bày, đề nghị ông Thịnh mang hóa đơn, chứng từ về chi phí KCB của con ông về cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để được thanh toán trực tiếp theo quy định.
Thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí KCB bao gồm: 1. Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp (theo mẫu của cơ quan BHXH); 2. Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ (nếu thẻ BHYT chưa có ảnh); 3. Bản sao giấy ra viện đối với bệnh nhân điều trị nội trú; bản sao đơn thuốc hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định; 4. Biên lai thu viện phí, hóa đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính. |
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
Tin liên quan:
>> Quyền lợi của HSSV khi khám chữa bệnh BHYT
>> Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Xem thêm: làm sao để chọn được iphone xịn
Nguồn: baodientu.chinhphu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét