Sự kiện ngày 15/2/2013 ở Nga các nhà thiên văn cho rằng “thiên thạch” là không có bằng chứng thuyết phục. Trong vũ trụ không có “thiên thạch” hay “tiểu hành tinh” bay lung tung va chạm gây họa cho nhau.
- Nasa đã nhiều lần cảnh báo nào là “thiên thạch”, “tiểu hành tinh” sắp va vào trái đất và rồi đều không có gì xảy ra, đến khi có sự cố ở Nga xảy ra cả Nasa lẫn cơ quan vũ trụ Nga ISS hoàn toàn không biết trước gì cả, và họ chống chế bằng cách nói là “thiên thạch” nhỏ không đủ để kính thiên văn phát hiện!!! Không phải vậy, mà bởi vì đấy không phải là “thiên thạch” nên họ không thể phát hiện dù nó lớn hay nhỏ!
- Việc nó nổ trên không các nhà nghiên cứu nói: “do vận tốc nhanh nên ma sát không khí gây nổ”, lý luận ấy không đúng. Cần hiểu đúng hơn rằng “Vật vận động nhanh thu năng lượng (thu cả thế năng và nhiệt năng nên trọng lượng và nhiệt độ thấp) mà nó không tự phát năng lượng”, bằng chứng là:
+ Gió gây lạnh mát, thậm chí bão cách ta hằng trăm km mà nhiệt độ mọi nơi đều xuống thấp.
+ Khi ta chạy xe nhanh người ta sẽ lạnh, khi ngưng lại đo nhiệt độ và huyết áp đều cao hơn bình thường, dù ta đi giữa mùa đông lạnh.
+ Điện là hỗn hợp từ - quang - nhiệt vận động nhanh theo vận tốc ánh sáng (300.000km/giây) tải đi xa, đến nơi ta làm lò sấy hằng ngàn độ, mà trên đường đi dây có khi qua đoạn bọc nhựa là chất dễ cháy nhưng chúng vẫn bình thường. Chỉ trên đường đi gặp vật cản như mạch điện hở tạo điện trở lớn, hay máy bay trợt bánh ma sát mặt đường lúc ấy năng lượng mới tỏa ra gây cháy nổ.
Còn “vật lạ” vận động không thể nhanh hơn điện, và vận động trong không khí không có vật sự cản nào nên không thể tự nổ được.
- Sự cố làm hơn 1000 người bị thương, mảnh bén nhọn như kính vỡ mà đều làm người chỉ bị xây xát nhẹ, họ kết luận chủ yếu là do kính vỡ gây ra, lại là một sai lầm khác; ở đây kính bị chấn động chứ không phải bị nổ tại chỗ thì mảnh vỡ không thể nhuyễn đến mức “mãnh kính vỡ” chỉ làm tất cả mọi người đều chỉ bị xây xát nhẹ, và thực tế họ đều không tìm thấy được miếng kính nào trong các vết thương ấy cả.
- Họ nói tìm thấy hàng ngàn mảnh vỡ của “thiên thạch”, nó là chất rắn, trong đó có mảnh nặng tới 1,8kg, như vậy phải có những mảnh nhỏ hơn 1 ký, nửa ký… sao không gây vết thương nặng nào cho người? Và họ cũng không tìm được mảnh dạng ấy trong các vết thương nào của người cả!
Thiên thạch bốc cháy trên bầu trời Nga vào ngày 15/2
Ta hãy hình dung đem cục nước đá đập, nó sẽ vỡ ra, và mảnh vỡ của nó có nhiều góc cạnh bén nhọn như mảnh vỡ của kính. Còn băng nổ mạnh trên không sẽ vỡ vụn gây xây xát nhẹ cho tất cả mọi người như vậy; dữ kiện đó cho thấy vật nổ ấy không phải là “thiên thạch”, mà đó là băng, ta gọi là “thiên băng”, (mới đây được hỏi thì 50 phần trăm người dân Nga cũng nói không phải là “thiên thạch”.
Dựa vào Kinh Dịch ta dễ dàng giải thích việc tạo ra “thiên băng” như sau:
Kính dịch nói “Vạn vận trong vũ trụ đều là Thái cực sinh lưỡng nghi” (sinh ra âm dương), giữa mặt trời và trái đất thì mặt trời là dương, trái đất là âm (âm dương nói ở đây là âm dương điện thực tế: cũng là từ - quang - nhiệt chớ không phải hư ảo). Kinh dịch cũng nói “tán ra ngoài là dương, thu vào trong là âm”; mặt trời (dương) tán phát nguồn năng lượng cung cấp cho thái dương hệ bằng 2 con đường:
1/- Con đường thứ nhất: Kinh dịch nói “Tiên thiên bát quái” (ở mặt trời) phía nam dương, phía bắc âm, còn ở “Hậu thiên bát quái” (ở trái đất) phía nam âm, phía bắc dương; mặt trời phía nam dương phóng nguồn dương điện, trái đất phía nam âm thu vào vận hành sang phía bắc dương phóng ra, mặt trời phía bắc âm thu về, tạo thành mạch điện kín, đó chính là nguyên nhân trong lòng đất có điện âm, điều mà khoa học có biết nhưng không giải thích được; nguồn điện vận hành trong lòng đất ấy có vai trò tạo sự sinh hóa cho lòng đất nuôi sống thực vật, góp phần quan trọng quyết định sự sống trên mặt đất, điều này khoa học chưa hề có ý niệm (sẽ có chương trình giải thích cụ thể riêng), nguồn âm điện ấy còn tạo lực hấp thu từ - quang - nhiệt (của cách phát năng lượng thứ hai của mặt trời) cung cấp cho sự sống người và vật, tạo năng lượng vận động của vạn sự.
2/- Con đường thứ hai: Mặt trời (dương) tán phát trực tiếp hỗn hợp từ - quang - nhiệt mạnh ra cung cấp cho Thái dương hệ, trái đất (âm) thu vào (dòng điện vận hành trong lòng đất thu vào) tạo nên sự hấp thu sinh hóa cả về thể xác lẫn tinh thần cho người và vật, và cho cả mọi sự vận động vật chất trên hành tinh (có chương trình giải thích riêng); mà người ta làm các nhà máy thu phát điện (Từ: vận hành rotor và vô tuyến điện - Quang: thắp sáng - Nhiệt: đốt nóng); người ta còn làm pin năng lượng mặt trời cũng phát điện vận hành rotor, thấp sáng, đốt nóng (cả hai cùng một nguồn gốc và hệ quả giống nhau chớ không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên).
Mặt trời vận hành trên hoàng đạo qua các điểm Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí tạo nên thời tiết khí hậu bốn mùa; trái đất đi theo mặt trời, ở mỗi nơi chịu lực tác động của các chòm sao bên ngoài khác nhau, nên trái đất vận hành nghiêng theo từng mùa khác nhau (có chương trình giải thích riêng), mùa đông nam bán cầu nghiêng về mặt trời nhiều hơn, tạo cho nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu ngày ngắn hơn đêm, lúc nầy mặt trời chiếu thẳng vào trái đất ở chí tuyến nam chủ yếu là biển, không gây ảnh hưởng nhiệt độ trái đất, trong khi đó gió đông bắc mang cái lạnh của địa cực vào làm không khí lạnh cả hành tinh; không khí lạnh nước không bốc hơi, một ít hơi bốc lên bị hơi lạnh biến thành băng tuyết, không tạo thành mây chứa hơi nước, không khí hanh khô, không có mây chứa hơi nước, tuy gió đông bắc có qua 2 địa cực nhưng không có mây chứa hơi nước, nên không tạo mây tích điện.
Mùa hè bắc bán cầu nghiêng về mặt trời nhiều hơn, bắc bán cầu ngày dài hơn đêm; mặt trời chiếu thẳng vào trái đất ở chí tuyến bắc, hai sa mạc Shahara và Libya ở nơi đây bị mặt trời đốt nóng dai dẳng làm không khí giãn nở, các luồn gió vận hành trên không trung bù xuống làm khí không bốc lên được, mà tỏa mạnh ra xung quanh tạo nên gió mùa nóng khống chế cả hành tinh làm toàn cầu nóng bức (nghĩa là việc bù khí nóng giãn nở là trên bù xuống chứ không phải bù ngang); khí nóng làm nước bốc hơi mạnh tạo thành những đám mây chứa hơi nước.
Vệt sáng trên bầu trời do thiên thạch Nga gây ra
Từ giữa xuân đến giữa thu, nhất là mùa hè trên bầu trời có 2 luồng gió vận hành ngược chiều nhau: trên tầng cao gió căn bản từ đông nam sang tây bắc, dưới thấp gió từ sa mạc tỏa ra, ở nước ta dưới thấp gió tây, gió tây nam (thời điểm này những ngày trong trời nhìn kỹ trên bầu trời sẽ thấy rõ 2 tầng mây ngược chiều ấy), “gió Lào” nóng bức chính là gió sa mạc. Gió căn bản đông nam sang tây bắc đi qua 2 đầu địa cực, các đám mây chứa hơi nước đi qua bắc cực hấp thu điện dương, ngang qua nam cực hấp thu điện âm (đó là nguyên nhân có mây tích điện trái dấu trên bầu trời); các đám tích điện dương ở bắc cực được gió đông nam thổi ra ngoài bay thẳng lên tầng cao; trong khi các đám mây tích điện âm ở nam cực được gió đông nam thổi vào đi ngang qua trái đất, chúng bị 2 lực ngược chiều tác động.
1. Bị trái đất hút vào làm nó không đi thẳng mà đi cong có chiều hướng sà xuống đất.
2. Một mặt bị lực đẩy giữa lực điện cùng âm tích trong các đám mây và trong lòng đất làm chúng không sà xuống đất được mà bay lưng lửng trên bầu trời; các đám mây tích điện âm nầy có vai trò quan trọng là làm lá chắn bảo vệ an toàn cho trái đất; bình thường trên bầu trời có cả mây tích điện trái dấu, nhưng chúng ở cách xa nhau không gặp nhau tạo sấm chớp, khi thiên nhiên quy tụ mây làm mưa các đám mây tích điện âm ở gần đến bao phủ trước, các đám mây tích điện dương trên cao xuống sau gặp mây tích điện âm gây nổ tạo sấm chớp trước khi mưa, chỉ khi các đám mây tích điện dương lọt qua được mới gây sét mặt đất gây hại; ở cao nguyên, núi cao thường mây bay dưới đỉnh núi, đỉnh cao nguyên, mây tích điện dương đến thường gây sét nhiều hơn ở đồng bằng.
Trước diễn biến phức tạp của nhiệt độ mặt đất khoa học nói trái đất nóng lên là không đúng; mà nhiệt độ hành tinh diễn biến theo 2 chiều trái ngược nhau: khí quyển nóng lên mọi người đều biết, còn lòng đất lạnh đi (có chứng minh rõ trong 1 chương trình khác), bằng chứng là mùa đông những năm gần đây lạnh nhất trong lịch sử; nhất là ở Châu Âu.
Từ đầu mùa đông năm 2012 ở Nga băng giá dai dẳng (đến thời điểm xảy ra sự cố nhiệt độ mặt đất là âm 18 độ C), khí lạnh bốc lên đến tầng cao làm các đám mây tích điện dương kết thành những tảng băng lớn; sự kiện ngày 15/2/2013 ở Nga là thiên nhiên quy tụ mây làm mưa, tầng thấp mây tích điện âm ở gần đến trước bao phủ trước, tảng “thiên băng” tích điện dương đến sau gặp mây tích điện âm gây nổ; đó chính là nguyên nhân sự nổ trên không trung. “Thiên băng” được tạo thành bởi những hạt tuyết nhỏ li ti nên không bền chặt, sự nổ lại mạnh làm chúng vỡ vụn nhuyễn đều nhau, mảnh vỡ của nó góc cạnh bén nhọn như mảnh kính vỡ, cắt quần áo và da thịt người bén nhọn như mảnh kính cắt và chỉ gây xây xát nhẹ, chúng tan mất ngay nên con người không tìm được mảnh gì trong các vết thương.
Với đà biến đổi khí hậu trái ngược nhau hiện nay tạo ra 2 hệ quả khác nhau: nhiệt độ khí quyển tăng tác động xuống làm tan “địa băng” (băng địa cực), còn: xáo trộn lòng đất làm nhiệt độ lòng đất giảm tác động lên tạo “thiên băng”! Tất cả đều do con người tạo ra và gây hại trở lại cho nhân loại.
Sự cố vừa qua là khởi đầu, những năm kế tiếp sẽ xảy ra càng nhiều hơn nhất là từ giữa mùa đông đến giữa mùa xuân, nasa và các nhà khoa học cũng sẽ đều không phát hiện trước.
Để cải tạo môi trường tạo sự yên lành cho nhân loại, ta phải có cách làm giảm nhiệt độ khí quyển lẫn chống triệt để việc xâm phạm gây xáo trộn lòng đất bằng chương trình tổng hợp, thiết thực, chứ không chỉ cắt khí thải một cách chung chung, mà các hội nghị chống biến đổi khí hậu đều thất bại vừa qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét