ISON đã lộ dạng trong bức ảnh tuyệt đẹp, đang lướt về phía trước trên phông nền gồm các thiên hà và những ngôi sao sáng.
>>> Sao chổi “thế kỷ” tiến gần Trái đất
Để tạo nên hình ảnh mới nhất của ISON, được mệnh danh là sao chổi thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã ghép 5 bức ảnh khác nhau được truyền về từ kính viễn vọng Hubble.
“Kết quả là một hình ảnh vừa nghệ thuật vừa mang tính khoa học”, theo Space.com dẫn lời chuyên gia Josh Sokol của Viện Khoa học Kính thiên văn Không gian tại Baltimore, Maryland.
Hình ảnh ấn tượng của ISON - (Ảnh: NASA/ESA)
Cả 5 bức hình đều được chụp bởi camera trường rộng số 3 UVIS của Hubble. Trong đó, 3 bức được ghi hình với bộ lọc truyền tải ánh sáng vàng và xanh lá, còn 2 bức còn lại dùng bộ lọc tương thích với ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại.
Sao chổi ISON đang tiến về hướng sẽ tiếp cận sát nút với mặt trời vào ngày 28/11 tới, khi đó sẽ cách bề mặt mặt trời chỉ khoảng 1,16 triệu km.
Khi đến vị trí trên, sao chổi sẽ đột ngột rực sáng, có thể sánh ngang trăng tròn.
Hubble chỉ là một trong nhiều thiết bị được tận dụng để dõi theo hoạt động của sao chổi ISON.
Sao chổi là những thiên thể sơ khai, được tạo thành từ những khối kết cấu cơ bản giống như vật chất hình thành các hành tinh cách đây 4,5 tỉ năm.
Do vậy, giới thiên văn thế giới hy vọng có thể quan sát cặn kẽ dạng vật chất sẽ bốc hơi khỏi ISON khi nó ở quá gần mặt trời, để khám phá hệ mặt trời thời kỳ đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét