Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Nghĩa địa voi ma mút dưới lòng sông Volga

Con sông lớn nhất của nước Nga có khả năng chứa một nghĩa địa voi ma mút. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết như vậy sau khi thợ lặn thường xuyên bắt gặp xương động vật thời tiền sử dưới đáy sông.

Nhóm thợ lặn thăm dò đáy sông Volga khu vực Astrakhan và Volgograd không dám tin vào những gì họ phát hiện. Ở độ sâu 15 mét ông Andrei Tatarov đã thấy một chiếc xương lớn và chiếc ngà voi. Anh đùa với đồng nghiệp: “Kiểu này gặp voi ma mút!”, quả là vậy. Đáy sông Volga đã chôn giữ bộ xương của những động vật thời tiền sử.

Nghĩa địa voi ma mút dưới lòng sông Volga
Ảnh: german.ruvr.ru

Việc đưa lên từ lòng sông phát hiện có tổng trọng lượng hơn 150kg không phải chuyện đơn giản. Chiếc ngà nặng 30kg thuộc về một con voi đực trưởng thành, xương trụ là của một voi con 5 tuổi. Cả hai động vật sống ở lưu vực Volga khoảng 120.000 năm trước.

Chúng bị chết đuối, có lẽ khi vượt sông vào mùa lũ. Hơn thế, theo các nhà khảo cổ một thảm kịch của bầy voi ma mút đã xảy ra ở nơi đây. Trước khi hình thành con sông Volga, khu vực là một mạng lưới chằng chịt các sông rạch nhỏ.

Nhóm thợ lặn đã khẳng định ước đoán của các nhà khoa học. Theo họ, dưới lòng sông Volga, khu vực giữa hai tỉnh Astrakhan và Volgograd, có thể gặp một nghĩa trang voi ma mút. Vị trí này nằm trên đường di cư của động vật vào thời kỳ người Neanderthal. Nhờ đất sét, các khúc xương được bảo vệ khá hoàn hảo. Tuy nhiên, cần đến thiết bị đặc biệt để đưa chúng an toàn lên khỏi mặt nước.

Nghiên cứu tế vi các di cốt cho biết voi ma mút sống trong lưu vực Volga không có lớp lông dày. Như vậy, vào thời tiền sử khí hậu ở đây tương đối ấm. Thông tin đã được chuyển tới Viện Hàn lâm khoa học Nga. Các nhà nghiên cứu đang thu xếp một cuộc thám hiểm toàn diện đáy sông Volga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét