Một nhóm khảo cổ Mexico mới đây đã phát hiện hóa thạch một loài cá mang tròn cổ đại từng sống trên Trái Đất cách đây 90 triệu năm. Đây là lần đầu tiên hóa thạch của loài này được tìm thấy trên thế giới.
Hóa thạch một loài cá mang tròn cổ đại. (Nguồn: EFE)
Thông báo ngày 25/7 của tiến sỹ Marco Antonio Coutiño, Giám đốc Bảo tàng Cổ sinh vật học bang Chiapas, cho biết một nhóm các nhà khảo cổ địa phương đã tìm thấy hóa thạch dài 20cm của một loài cá lạ chưa từng phát hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nghiên cứu cho thấy loài cá này có mang tròn và từng sống cách đây 90 triệu năm tại huyện Ocozocuautla.
Với tên khoa học Sapperichthys chiapanensis, thuộc họ Gonorhychidae, loài cá này được xác định sinh sống tại vùng nước Mesozoica, trong đó có bang Chiapas của Mexico.
Hiện nay, hóa thạch loài cá này được đặt trong Bảo tàng Cổ sinh vật của thành phố Tuxtla Gutiérrez, thủ phủ bang Chiapas, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
Trong hai thập kỷ qua, các nhà khảo cổ bang này đã phát hiện và sưu tầm 250 hóa thạch của 15 loài cá khác nhau tại lãnh thổ của 4 huyện thuộc bang Đông Nam Mexico. Những mẫu vật này được đánh giá thuộc về kỷ Phấn trắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét