Một nhà sưu tập người Áo đã tìm thấy sở cứ để cho đó là quả địa cầu xưa nhất, niên đại 1504, có vẽ Tân Thế Giới, được khắc chi tiết sắc sảo trên hai nửa ráp lại của những quả trứng đà điểu, theo Washington Post.
Quả địa cầu, to bằng trái bưởi dây, được ghi chú bằng tiếng Latinh và có vẽ cả những lãnh thổ được xem là kỳ bí như Nhật, Brazil và Arập. Bắc Mỹ được vẽ như là một nhóm các hòn đảo rời rạc. Trên bờ biển Đông Nam Á, có một câu trơ trọi ghi trên quả cầu ấy: “Hic Sunt Dracones”. “Đây là các con rồng”, một câu rất thú vị”, Thomas Sander, biên tập viên tờ Portolan, tập san của hội Bản đồ Washington, bình luận. Tập san này đã đăng nghiên cứu phân tích đầy đủ về quả địa cầu hôm 19/8 của nhà sưu tập Stefaan Missinne. Trong những bản đồ xưa, bạn có thể thấy hình những con hải quái, đó là một cách để biểu đạt có những thứ tồi tệ ở đó.
Một bản đồ khác hoặc quả địa cầu trên đó xuất hiện câu đặc biệt này khiến ta nghĩ rằng nó là anh em song sinh của quả trứng: quả cầu bằng đồng Hunt-Lenox, niên đại khoảng năm 1510 và đang được lưu giữ bởi bộ phận Sách quý của thư viện công cộng New York. Trước quả trứng, quả cầu bằng đồng được coi là quả cầu xưa nhất có phần Tân Thế Giới. Cả hai có những tương đồng đặc biệt.
Sau khi so sánh hai quả cầu, Missinne kết luận rằng quả cầu Hunt-Lenox là một mẫu đúc từ quả trứng đà điểu chạm khắc. Nhiều chi tiết chi li, như những đường vẽ và đường phân các lãnh thổ, các đại dương, chữ viết của quả trứng phù hợp với những thứ ấy trên quả cầu Hunt-Lenox đã được nghiên cứu kỹ.
Hình quả trứng hơi không đều, trong khi quả cầu bằng đồng là một hình cầu hoàn hảo. Các đánh dấu về đường xích đạo của quả trứng, nơi mà hai nửa quả trứng được ráp lại có vẻ hơi rối.
Missinne lập luận rằng quả trứng bị co nhót và biến dạng theo thời gian, và ông xác nhận rằng có một sự sụt giảm về mật độ khi dùng sóng quét để tính toán. Ông cũng cho rằng cả hai nửa quả trứng được tạo mẫu riêng biệt, và sau đó được ráp lại với một loại keo làm mờ những nét khắc quanh đường xích đạo.
Đây là Bắc Mỹ, chỉ có hai hòn đảo nhỏ chừng như nằm giữa một đại dương vô tận. (Ảnh: Hội bản đồ Washington)
Quả trứng, vẫn chưa biết chủ là ai, được một nhà buôn chào bán tại Hội chợ bản đồ London vào năm 2012. Ông này cho rằng nó là một phần của một bộ sưu tập châu Âu quan trọng hàng nhiều thập kỷ nay, theo Missinne. Theo đó, Missinne - một nhà phát triển dự án bất động sản gốc Bỉ, đã tham khảo hơn 100 học giả và chuyên gia để viết nghiên cứu phân tích quả cầu mất cả năm trời.
“Ông ta đã bỏ ra năm năm nghiên cứu để dồn vào một năm viết phân tích”, Sander - người gọi cuộc hành trình của Missinne là một “câu chuyện khám phá khó thể tin được”.
Missinne, 53 tuổi, phát triển niềm đam mê nghiên cứu các đồ vật quý và hương xa từ 20 năm nay, khi ông mua một bản đồ xưa đầu tiên – một bản đồ bằng đồng thế kỷ 18 chạm khắc miền Bắc Đức – mà không biết nguồn gốc của nó và bắt đầu điều tra tìm hiểu. “Từ các bản in và bản đồ, bạn tiến dần đến quả cầu, rồi từ các quả cầu bạn tiến đến những vật thủ công khác trong đó có những đồ vật trang trí nội thất như quả cầu trứng đà điểu”, ông nói.
Missinne đoán rằng quả trứng có thể có những quan hệ lỏng lẻo với xưởng vẽ của Leonardo da Vinci, dựa trên bản khắc một chiếc tàu trên Ấn Độ Dương giống với chiếc tàu mà một nghệ sĩ thân với Leonardo khắc.
Quả trứng không có tên khắc trên đó, nên người chế tác không biết là ai. Nhưng Sander nghĩ rằng ai đó thời da Vinci từ kiến thức được củng cố bởi những nhà du hành đồng đại, và đã chế tác quả cầu cho một gia đình quý tộc Ý.
“Vào thời đó, đà điểu là con vật to tát để các nhà quý tộc nuôi nó sau vườn nhà”, Sander nói.
Quả cầu chuyển từ nhà này sang nhà khác và sau Thế chiến 2, như nhiều đồ mỹ nghệ khác, nó được bán đi vào những lúc kinh tế khó khăn, Sander và Missinne đồng quan điểm.
“Vật này đến từ đâu cần làm rõ”, Chet Van Duzer thuộc thư viện John Carter Brown Library ở thủ đô Providence, đảo Rhode, một chuyên gia về bản đồ học thời Phục hưng. “Đó là một khám phá kịch tính, đương nhiên, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải có nhiều khảo nghiệm hơn nữa”.
John W. Hessler, thư viện Quốc hội Mỹ, cho rằng ông thấy “một đôi dấu hiệu quan trọng nổi lên” trong khi đọc nghiên cứu của Missinne. Ông đã nghe từ một số nguồn tin rằng Missinne chính là ông chủ vô danh của quả cầu, khiến cho có một xung đột về lợi ích, và Missinne đang làm giá tầm quan trọng về khám phá của mình.
Missinne từ chối bình luận việc làm sao ông sở hữu quả cầu.
(Tân Thế Giới: Christoph Columbus đỗ thuyền lần đầu tiên ở quần đảo Bahamas thuộc Tân Thế Giới năm 1492, mà ông tưởng là Nhật).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét